Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Quản lý khoa học và công nghệ

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỌC VIỆN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 296/QĐ-HVKHCN, ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo)

Tên chương trình:         Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Quản lý khoa học và công nghệ

Trình độ đào tạo:          Tiến sĩ

Ngành đào tạo: Quản lý khoa học và công nghệ

Mã số:              9 34 04 12

1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo tiến sĩ ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ có trình độ cao về lý thuyết và thực hành; có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo; có thể phát hiện và có kỹ năng giải quyết những vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn; có thể đề xuất, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ; có khả năng tham gia đào tạo các bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực Quản lý Khoa học và Công nghệ và các lĩnh vực khác có liên quan; có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.

2. Chuẩn đầu ra
2.1. Yêu cầu chung
Nghiên cứu sinh thực hiện đầy đủ chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của Học viện Khoa học và Công nghệ & Đổi mới sáng tạo (Học viện) ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ; Tuân thủ Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT, ngày 28/6/2021của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ) và của Học Viện; NCS tuân thủ quy định quản lý của Học viện kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, NCS phải có kiến thức lý thuyết, kiến thức thực tế; kỹ năng nhận thức; kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử; mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn đạt bậc 8 của Khung trình độ quốc gia Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Nghiên cứu sinh đạt học vị tiến sĩ ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ có thể công tác trong các lĩnh vực sau:

– Nghiên cứu và tham gia giảng dạy về lĩnh vực Quản lý Khoa học và Công nghệ và các lĩnh vực đa ngành có liên quan tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học cơ sở; chuyên gia cho các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế.

– Quản lý nhà nước tại các cơ quan có liên quan;

– Nghiên cứu và sản xuất có liên quan đến lĩnh vực Quản lý Khoa học và Công nghệ và các lĩnh vực đa ngành có liên quan tại các doanh nghiệp.

2.2. Yêu cầu cụ thể
2.2.1. Về kiến thức

– Tổng hợp và ứng dụng được kiến thức khối ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ để giải quyết các vấn đề liên quan;

– Áp dụng được kiến thức cơ sở ngành để phân tích, đánh giá, nghiên cứu và phát triển các nguyên lý, học thuyết chuyên ngành trong lĩnh vực Quản lý Khoa học và Công nghệ và các lĩnh vực đa ngành có liên quan;

– Có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo, làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật, đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu, tham gia hoặc tiến hành các nghiên cứu trong lĩnh vực Quản lý Khoa học và Công nghệ và các lĩnh vực đa ngành có liên quan.

2.2.2. Về kỹ năng
– Có khả năng hoạt động nghiên cứu chuyên môn độc lập hoặc phối hợp nghiên cứu có hiệu quả với các đồng nghiệp ở trong và ngoài nước; có khả năng lãnh đạo nhóm nghiên cứu thuộc lĩnh vực Quản lý Khoa học và Công nghệ và các lĩnh vực đa ngành có liên quan;

– Có khả năng giảng dạy chuyên đề ở trình độ đại học, sau đại học cho các đối tượng có nhu cầu; thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học về lĩnh vực Quản lý Khoa học và Công nghệ và các lĩnh vực đa ngành có liên quan;

– Biết vận dụng linh hoạt và có hiệu quả các công trình nghiên cứu với việc phát triển, thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và giải quyết các vấn đề đề ra của đất nước về Quản lý Khoa học và Công nghệ và các lĩnh vực đa ngành có liên quan;

– Có năng lực đề xuất và chủ trì hoặc là cán bộ thực hiện chính các đề tài, dự án trong các chương trình, dự án cấp quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực Quản lý Khoa học và Công nghệ và các lĩnh vực đa ngành có liên quan;

– Có kiến thức và kỹ năng biên soạn sách, tài liệu phục vụ ngiên cứu, đào tạo và phát triển tri thức trong lĩnh vực Quản lý Khoa học và Công nghệ và các lĩnh vực đa ngành có liên quan.

2.2.3. Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm
– Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và đánh giá giá trị của các sáng kiến;

– Có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực dưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với những luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn;

– Có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới;

– Có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; Trung thực về các số liệu, thông tin trích dẫn và các công bố trong nước và quốc tế.

3. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ (kể từ khi có quyết định nghiên cứu sinh) là 03 năm (36 tháng) đối với người có bằng thạc sĩ và 04 năm (48 tháng) đối với người có bằng tốt nghiệp đại học (chưa có bằng thạc sĩ).

4. Khối lượng kiến thức
Khối lượng học tập tối thiểu đối với người có trình độ thạc sĩ là 91 tín chỉ và đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành là 121 tín chỉ.

5. Đối tượng tuyển sinh
Thực hiện theo Điều 7 Quy định về đào tạo trình độ tiến sĩ của Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

6. Thang điểm: Thang điểm 10

7. Nội dung chương trình

7.1. Cấu trúc chương trình đào tạo

TTMã số học phầnNội dungSố tín chỉĐại họcThạc sĩ
1Các học phần bổ sung 09090
1.1MNTQ 601Tổng quan chính sách KH&CN0303 
1.2MNPT 602Tổng quan Chính sách công0303 
1.3MNPP 603Tổng quan Quản lý KH&CN0303 
2Các học phần ở trình độ tiến sĩ 262216
 Học phần bắt buộc (03 học phần)   
2.1MNCS 604Chính sách KH&CN020202
2.2MNQL 605Quản lý KH&CN và Đổi mới020202
2.3MNQT 606Quản trị công nghệ020202
 Học phần tự chọn (06 học phần) 08/1002/10
2.4MNNL 607Quản lý nhân lực KH&CN020202
2.5MNHT 608Quản lý hệ thống tổ chức KH&CN020202
2.6MNTC 609Đầu tư tài chính cho KH&CN020202
2.7MNNP 610Quản lý nghiên cứu và phát triển020202
2.8MNTM 611Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và CGCN020202
2.9MNPP 612Phương pháp nghiên cứu khoa học020202
 Các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan   
2.10MNCD 612Chuyên đề tiến sĩ 1020202
2.11MNCD 613Chuyên đề tiến sĩ 2020202
2.12MNCD 614Chuyên đề tiến sĩ 3020202
2.13MNCD 615Tiểu luận tổng quan020202
3Nghiên cứu khoa học và Luận án tiến sĩ759075
3.1Nghiên cứu khoa học153015
3.2Luận án tiến sĩ606060
 Tổng 12191

7.2. Tóm tắt nội dung học phần
7.2.1. MNTQ 601. Tổng quan Chính sách KH&CN
– Số tín chỉ: 3 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần bổ sung cho NCS từ trình độ thạc sĩ trước khi bắt đầu chương trình đào tạo tiến sĩ.

– Nội dung môn học: Môn học cung cấp kiến thức tương đối toàn diện về chính sách KH&CN và đổi mới. Môn học nghiên cửu các vấn đề về chính sách KH&CN và đổi mới bao gồm những khái niệm, lý luận, kinh nghiệm quốc tế và tình hình của Việt Nam. Môn học trang bị cho người học năng lực phân tích chính sách KH&CN.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và đạt điểm từ trung bình trở lên trong bài thi viết kết thúc môn học.

7.2.2. MNPT 602. Tổng quan Chính sách công
– Số tín chỉ: 3 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần bổ sung cho NCS từ trình độ thạc sĩ trước khi bắt đầu chương trình đào tạo tiến sĩ.

– Nội dung môn học: Đây là môn học nhằm trang bị những kiến thức cơ bản cho học viên về công tác hoạch định và tổ chức thực thi chính sách công về KH&CN (sau đây gọi là Chính sách KH&CN). Môn học bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Cung cấp các kiến thức chung về chính sách công nói chung và chính sách KH&CN nói riêng. Trong đó nêu rõ đại cương, lý do tồn tại của chính sách KH&CN, chính sách KH&CN là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước về KH&CN, các thể loại chính sách KH&CN và chu trình cơ bản của chính sách KH&CN; Cung cấp các kiến thức nền tảng trong công tác hoạch định chính sách KH&CN. Cụ thể là làm rõ các khái niệm, vị trí, ý nghĩa của hoạch định chính sách; các căn cứ, yếu tố để hoạch định chính sách; các nội dung, phương pháp hoạch định chính sách KH&CN; Cung cấp các kiến thức cơ bản trong công tác tổ chức thực thi chính sách KH&CN. Trong đó đề cập đến khái niệm, vị trí, ý nghĩa; các bước thực thi, các yếu tố ảnh hưởng, các yêu cầu cơ bản, các hình thức; các mô hình, phương pháp thực thi chính sách KH&CN.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và đạt điểm từ trung bình trở lên trong bài thi viết kết thúc môn học.

7.2.3. MNPP 603. Tổng quan Quản lý KH&CN
– Số tín chỉ: 3 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần bổ sung cho NCS từ trình độ thạc sĩ trước khi bắt đầu chương trình đào tạo tiến sĩ.

– Nội dung môn học: Học phần này trình bày đại cương về Quản lý KH&CN bao gồm lịch sử hình thành và phát triển của quản lý KH&CN, những phạm trù cơ bản của quản lý KH&CN; quản lý hoạt động KH&CN (NC&TK và dịch vụ KH&CN); quản lý các nguồn lực trong hoạt động KH&CN. Đây là học phần chưa học ở đại học. Học viên sẽ được giới thiệu những kinh nghiệm và tri thức mới nhất về quản lý KH&CN. Ở trình độ Thạc sĩ học viên được cung cấp các kiến thức sát với công tác quản lý KH&CN của các nước tiên tiến và vận dụng vào công tác quản lý KH&CN của nước ta hiện nay. Học phần cung cấp kiến thức cơ bản, nền tảng và do vậy sẽ giúp cho học viên tiếp cận dễ dàng, thuận lợi khi học các học phần khác có liên quan đến công tác quản lý KH&CN.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và đạt điểm từ trung bình trở lên trong bài thi viết kết thúc môn học.

7.2.4. MNCS 604. Chính sách KH&CN
– Số tín chỉ: 2 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần bắt buộc của chương trình đào tạo tiến sĩ

– Nội dung môn học: Trang bị cho người học những kiến thức lý luận chung về chính sách KH&CN, phân loại mục tiêu, phương tiện biện pháp chính sách KH&CN, các yếu tố môi trường và chính sách KH&CN (bao gồm cả kinh tế, tâm lý, xã hội, quan hệ giữa chính trị với chính sách KH&CN, nội dung cơ bản của chính sách KH&CN. Phân tích các nhóm xã hội trong chính sách KH&CN, phân tích chính sách KH&CN về mục tiêu quan điểm nguyên tắc, phương tiện, môi trường tác nhân quy trình và phương pháp hoạch định chính sách KH&CN. Hình thành kỹ năng hoạch định và phân tích chính sách KH&CN và vận dụng chúng vào thực tiễn quản lý KH&CN.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và đạt điểm từ trung bình trở lên trong bài thi viết kết thúc môn học.

7.2.5. MNQL 605. Quản lý Khoa học, công nghệ và Đổi mới
– Số tín chỉ: 2 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần bắt buộc của chương trình đào tạo tiến sĩ

– Nội dung môn học: Môn học cung cấp kiến thức tương đối toàn diện về quản lý KH&CN và đổi mới từ những nội dung cơ bản đến nâng cao. Môn học nghiên cứu các vấn đề về quản lý KH&CN và đổi mới bao gồm những khái niệm, lý luận, kinh nghiệm quốc tế và tình hình của Việt Nam.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và đạt điểm từ trung bình trở lên trong bài thi viết kết thúc môn học.

7.2.6. MNQT 606. Quản trị công nghệ
– Số tín chỉ: 2 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần bắt buộc của chương trình đào tạo tiến sĩ

– Nội dung môn học: Môn học cung cấp kiến thức toàn diện, nâng cao về công nghệ và quản lý công nghệ, kinh nghiệm thực tế về công nghệ, đổi mới công nghệ và các loại hình khác nhau của hoạt động quản lý công nghệ, vấn đề này được xem xét trên cả quy mô quốc gia và quy mô của doanh nghiệp. Đặc biệt, ở quy mô doanh nghiệp, đối mới công nghệ đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả khoa học công nghệ và học giả kinh tế. Doanh nghiệp hiện nay đang được coi là trọng tâm của chính sách đổi mới và quản lý công nghệ. Quá trình hoạt động quản lý công nghệ sẽ được xem xét sâu.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và đạt điểm từ trung bình trở lên trong bài thi viết kết thúc môn học.

7.2.7. MNNL 607. Quản lý nhân lực KH&CN
– Số tín chỉ: 2 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần lựa chọn của chương trình đào tạo tiến sĩ

– Nội dung môn học: Trang bị cho người học những kiến thức về nguồn lực, tập trung nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm phát triển nguồn lực KH&CN, cơ cấu nhân lực KH&CN, quan điểm đào tạo, chính sách đào tạo, hệ thống đảo tạo, mô hình đào tạo, sử dụng nhân lực KH&CN, chính sách thu nhập đối với nhân lực KH&CN, tin lực KH&CN, tài lực KH&CN, vật lực KH&CN, cơ cấu các nguồn vật lực cho KH&CN. Vai trò động lực của các nguồn nhân lực đổi với phát triển KH&CN. Chính sách tạo nguồn, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực; Hình thành kỹ năng hoạch định và quản lý phát triển các nguồn lực KH&CN.

Thông qua môn học, học viên vận dụng kiến thức để xây dựng lên mô hình quản lý nhân lực khoa học và công nghệ (nguồn nhân lực, cơ cấu nhân lực, các chế độ đãi ngộ…).

Học viên có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để kết thúc môn học: báo cáo chuyên đề; bài luận; thi viết.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và kết quả kiểm tra kết thúc môn học đạt từ trung bình trở lên.

7.2.8. MNHT 608. Quản lý hệ thống tổ chức KH&CN
– Số tín chỉ: 2 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần lựa chọn của chương trình đào tạo tiến sĩ

– Nội dung môn học: Trang bị cho người học những kiến thức nâng cao về tổ chức KH&CN, đánh giá tổ chức KH&CN, cách thức áp dụng khung đánh giá tổ chức KH&CN, phân tích về hiện trạng nguồn nhân lực KH&CN của Việt Nam và thế giới; tổng quan về công cụ điều tra và cách thức tiến hành tại Việt Nam. Vận dụng kiến thức học được học viên có thể tự thiết kế được: tổ chức lại hệ thống nghiên cứu KHCN; sắp xếp lại đội ngũ nghiên cứu KH&CN; định kỳ đánh giá hiệu qua nghiên cứu.

Hình thành các kỹ năng giải quyết các tình huống trong thực tiễn về quản lý tổ chức KH&CN Học viên có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để kết thúc môn học: báo cáo chuyên đề; bài luận; thi viết.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và kết quả kiểm tra kết thúc môn học đạt từ trung bình trở lên.

7.2.9. MNTC 609. Đầu tư tài chính cho KH&CN
– Số tín chi: 2 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần lựa chọn của chương trình đào tạo tiến sĩ

– Nội dung môn học: Môn học sẽ cung cấp kiến thức toàn diện về Chính sách KH&CN từ những nội dung cơ bản đến nâng cao. Môn học nghiên cứu sự phân bổ nguồn lực tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia và các chính sách tài chính liên quan đền sự phân bổ và sử dụng cũng như kích thích tài chính ở cấp vĩ mô và vi mô trong quá trình phát triển đó. Các nội dung kiến thức trang bị ở phần này sẽ bảo đảm cho NCS có đủ năng lực thực hiện các yêu cầu liên quan đến khía cạnh tài chính khi phải đối mặt giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong quá trình công tác của mình. Nội dung mỗi chương được bắt đầu từ những lý thuyết cơ bản nhất đến các câu hỏi trắc nghiệm, bài tập tình huống và đáp án, đảm bảo được những yếu cầu cơ bản, phổ thông, Việt Nam và hiện đại, phục vụ thiết thực cho nghiên cứu sinh để nghiên cứu, học tập theo phương pháp đào tạo mới.

Học viên có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để kết thúc môn học: báo cáo chuyên đề; bài luận; thi viết.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và kết quả kiểm tra kết thúc môn học đạt từ trung bình trở lên.

7.2.10. MNNP 610. Quản lý nghiên cứu và phát triển
– Số tín chỉ: 2 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần lựa chọn của chương trinh đào tạo tiến sĩ

– Nội dung môn học: Trang bị cho học vicn kiến thức và phương pháp quản lý nhiệm vụ KH&CN. Nội dung môn học được chia làm các khối kiến thức về khái niệm và nhận dạng về nhiệm vụ KH&CN; Chu trình quản lý nhiệm vụ KH&CN; Quản lý nhiệm vụ KH&CN theo từng công đoạn; Quản lý nhiệm vụ KH&CN theo chủ đề; Mô hình quản lý tạo giá trị; Đầu tư tài chính và đánh giá nhiệm vụ KH&CN; Thực tiễn quản lý nhiệm vụ KH&CN ở Việt Nam; Thực hiện chương trình KH&CN; Đánh giá đề tài, dự án và Chương trình.

Học viên có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để kết thúc môn học: báo cáo chuyên đề; bài luận; thi viết.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và kết quả kiểm tra kết thúc môn học đạt từ trung bình trở lên.

7.2.11. MNTM 611. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
– Số tín chỉ: 2 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần lựa chọn của chương trình đào tạo tiến sĩ

– Nội dung môn học: Môn học cung cấp kiến thức tương đổi toàn diện về phát triển thị trường khoa học và công nghệ từ nội dung cơ bản đến nâng cao. Môn học sẽ cung cấp lý luận cơ bản về thị trường khoa học và công nghệ, vai trò của nhà nước trong phát triển thị trường KH&CN; cung cấp kiến thức về kinh nghiệm quốc tế và trong nước trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ; trang bị cho người học cả về lý luận và kiến thức thực tế và khả năng phân tích phục vụ công tác nghiên cứu.

Học viên có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để kết thúc môn học: báo cáo chuyên đề; bài luận; thi viết.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và kết quả kiểm tra kết thúc môn học đạt từ trung bình trở lên.

7.2.12. MNTM 612. Phương pháp nghiên cứu khoa học
– Số tín chỉ: 2 tín chỉ

– Điều kiện: Môn học ở học phần lựa chọn của chương trình đào tạo tiến sĩ

– Nội dung môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học hướng tới việc trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu khoa học, qua khoá học sẽ giúp người học có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo; có khả năng tiếp thu, vận dụng thành thạo các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu khoa học trong đề xuất và xác định hướng nghiên cứu về một vấn đề khoa học và công nghệ; có khả năng vận dụng phương pháp nghiên cứu cả trong quá trình nghiên cứu cũng như triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Học viên có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để kết thúc môn học: báo cáo chuyên đề; bài luận; thi viết.

Để được công nhận đạt yêu cầu môn học, học viên sẽ phải đạt các yêu cầu của môn học và kết quả kiểm tra kết thúc môn học đạt từ trung bình trở lên.