Chính sách Truy cập Mở Quốc gia của Mỹ

Nhà Trắng hiện đang xem xét chính sách truy cập mở quốc gia. Văn phòng Chính sách KH&CN (Office of Science and Technology Policy OSTP) đã tổ chức một loạt các cuộc gặp với các bên tham gia đóng góp và cũng đã đưa ra quy trình Yêu cầu Thông tin – RFI (Request for Information), vốn đã được thiết lập vào tháng 5 vừa qua.

Liên minh Xuất bản học thuật và các nguồn tài nguyên hàn lâm (The Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition SPARC) đã hưởng ứng hành động này của chính phủ và hàng trăm tổ chức, cá nhân. Đa số đều bày tỏ sự ủng hộ và đồng thuận với một chính sách như vậy.

Về cơ bản, SPARC tán thành mạnh việc cập nhật chính sách hiện hành của nước Mỹ và loại bỏ giai đoạn chờ đợi 12 tháng không cần thiết để tạo điều kiện cho mọi người có thể truy cập tới các kết quả nghiên cứu khoa học, bao gồm cả dữ liệu, các bài báo, và mã máy tính hỗ trợ. SPARC cho rằng họ sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ các diễn biến và thúc giục chính quyền hành động để đưa nước Mỹ có những động thái phù hợp với các chính sách mở của các quốc gia trên toàn cầu.

Ở Quốc hội, SPARC tiếp tục làm việc cùng với các thành viên liên minh của cả Hạ viện và Thượng viện trong việc khai thác các cơ hội thúc đẩy nghiên cứu mở ở nước Mỹ. SPARC đã khuyến khích Ủy ban Y tế – Giáo dục – Lao động – Hưu trí Thượng viện Mỹ để đưa truy cập mở thành phần không thể thiếu trong quá trình lên kế hoạch chuẩn bị cho đất nước sẵn sàng đối phó và kiểm soát các đại dịch trong tương lai.

Rút lại phản đối của nhà xuất bản

Vào tháng 12/2019, Hiệp hội các Nhà xuất bản Mỹ – AAP (Association of American Publishers) đã gửi thư cho chính quyền phản đối chính sách mở  với sự ủng hộ của các nhà xuất bản và các tổ chức xã hội về học thuật. Sau các bình luận từ nhiều thành viên cá nhân của tổ chức này, vài trong số những người đã hủy bỏ ủng hộ của họ đối với bức thư của AAP. Đặc biệt, trong thư gửi cho Văn phòng Chính sách KH&CN, Hiệp hội Máy Tính (ACM), Hiệp hội Khoa học Tâm thần (APS) đã thể hiện “hối tiếc đã ký với liên minh” còn Ủy ban về Xuất bản của Hiệp hội Xã hội học Mỹ (ASA) “phản đối quyết định đó của ASA”.

Có thể, quan điểm của họ đã thay đổi từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra trên toàn cầu, đặc biệt qua phân tích của giới truyền thông Mỹ, như “COVID-19 chỉ ra rằng các tạp chí khoa học cần mở” của Justin Fox trên Bloomberg News ngày 30/6/2020, “Nhà Trắng của Trump sẽ xé bỏ các tường phí? Nhiều người chờ đợi quyết định” của Jeffrey Brainard trên Science ngày 21/5/2020, “Các nhà khoa học đang làm sáng tỏ về coronavirus của Trung Quốc với tốc độ và tính mở chưa từng thấy” của Carolyn Y. Johnson trên tờ Bưu điện Washington ngày 24/1/2020, “Các nhà nghiên cứu tức giận về sự phản đối của các hiệp hội với sự dịch chuyển sang truy cập mở” của Ben Upton trên Research Professional News ngày 9/1/2020, “Tiếp cận của các Hiệp hội Khoa học ở thời điểm của sự thật” của Justin Fox trên Bloomberg News ngày 6/1/2020.

Lê Trung Nghĩa dịch

Nguồnhttps://sparcopen.org/our-work/us-national-open-access-policy/

*Liên kết nguồn tin: https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Chinh-sach-Truy-cap-Mo-Quoc-gia-cua-My-25443

Nguồn Tạp chí Tia Sáng